Hiện nay, cảm cúm đang là một bệnh phổ biến rất hay gặp ở rất nhiều độ tuổi từ trẻ cho tới già. Khi mắc cảm cúm nhẹ thì mọi người chỉ thường sử dụng các loại thuốc đặc trị riêng để chữa cảm cúm, đa số thì rất ít người biết tới những các chữa trị dân gian như dùng tỏi để chữa cảm cúm. Tuy chỉ là một loại gia vị thông thường nhưng nó chính là một dược liệu để chữa bệnh cảm cúm. Vậy sử dụng tỏi để chữa cảm cúm như thế nào và một số lưu ý khi sử dụng. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn và giải đáp các thắc mắc đó nhé.
Tỏi là gì và có tác dụng như thế nào?
Tỏi là gì?
Tỏi là một loại thuộc họ hành và nó có họ hàng với hành tây, hành tím,… Nó có cấu tạo như củ nhưng chứa nhiều mảnh nhỏ được gọi là tép. Tỏi thường chỉ thường được coi là loại gia vị phổ biến được sử dụng trong gian bếp để chế biến các món ăn. Nhưng thực tế, tỏi còn được phát hiện là một bài thuốc gian dân chữa được rất nhiều loại bệnh.
Tỏi có tác dụng như thế nào?
Bởi vì, trong tỏi có chứa những hoạt chất như Diallyl Disulfide, Allicin, Allylpropyl Disulfide đóng vai trò dược lý quan trọng giúp nâng cao hệ miễn dịch và chống lại vi khuẩn. Trong đó, Allicin là loại dầu giúp cho tỏi có mùi và vị như lưu huỳnh, nó còn giúp kháng khuẩn rất hiệu quả. Ngoài ra, trong tỏi còn có rất nhiều hợp chất khác như Selen, Flavonoid, Arginine và Oligosaccharides. Theo như các chuyên gia thì tất cả những hoạt chất trong tỏi đều có lợi cho sức khỏe cho người sử dụng nó.
Allincin là một trong những chất quan trọng nhất trong tỏi do vì nó có hiệu quả giúp chữa bệnh và tăng khả năng đáp ứng chống lại các bệnh do tế bào bạch cầu gây ra. Các chất này nó sẽ có nhiệm vụ là bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của virus cảm cúm và cảm lạnh. Thành phần Allicin sẽ được phát huy hết tác dụng miễn dịch khi nhai, giã nát và thái lát tỏi.
Những cách chữa cảm cúm bằng tỏi
Dưới đây là một số cách trị cảm cúm bằng tỏi rất hiệu quả và có thể dễ dàng thực hiện tại nhà. Các cách này đều có thể áp dụng cho mọi độ tuổi.
Kết hợp tỏi và mật ong
- Chuẩn bị: 15g tỏi lột vỏ, 100ml mật ong và 1 hũ nhỏ thủy tinh.
- Thực hiện: Cho tỏi đã lột vỏ vào hũ, sau đó đổ từ từ mật ong vào hũ cho đến khi ngập hết tỏi và sau đó đậy nắp thật chặt để trong khoảng 1 tuần. Bảo quản trong tủ lạnh và khi thấy có triệu chứng bệnh thì nên ăn từ 2-3 tép mỗi ngày. Nếu đã cảm nặng thì cần nên ăn ít nhất 7-8 tép kèm mật ong mỗi ngày.
Kết hợp tỏi và gừng
Có 2 cách dùng tỏi và gừng:
Cách 1:
- Chuẩn bị: 1-3 tép tỏi bóc vỏ đã giã nát, 3-5 lát gừng tươi thái mỏng và 1 cái nồi đun nhỏ.
- Thực hiện: Cho 200ml nước vào nồi rồi sau đó cho tất cả các nguyên liệu vào đun sôi trong 10 phút với lửa nhỏ. Tiếp đến là cho đường nâu vào cùng khuấy đều lên (bạn có thể bỏ lượng đường tùy theo mức độ ăn ngọt của bản thân). Khi nấu xong đợi cho nguội rồi đổ ra hũ để dùng dần. Sử dụng uống trực tiếp 2-3 lần/ ngày.
Cách 2:
- Chuẩn bị: 100g tỏi thái lát nhỏ, 100g gừng thái lát nhỏ và 500ml giấm, 1 hũ thủy tinh nhỏ.
- Thực hiện: Cho tỏi và gừng đã thái lát vào hũ sau đó đổ giấm ngập tỏi và gừng. Đậy nắp kĩ và để khoảng 30 ngày là dùng được và mỗi ngày nên uống 10ml sau bữa ăn mỗi ngày.
Kết hợp tỏi và đường phèn
- Chuẩn bị: 1-3 tép tỏi tươi đã bóc vỏ đập dập, 200ml nước, đường phèn.
- Thực hiện: Đun sôi tỏi với 200ml nước cho đến khi đặc lại sau đó cho thêm đường phèn khuấy tan cho tan hết là tắt bếp. Để nguội là có thể dùng được và đối với trẻ nhỏ có thể lọc riêng phần nước cho trẻ uống.
Kết hợp tỏi và muối
- Chuẩn bị: 1-3 tép tỏi tươi đã bóc vỏ đập dập, 2 muỗng nước lọc và ít muối.
- Thực hiện: Cho tỏi, muối và nước lọc vào chén nhỏ. Sau đó hấp cách thủy cho đến khi tỏi chín và muối tan hết. Sau đó để nguội là có thể uống trực tiếp, nên uống 3-4 lần/ngày.
Sử dụng trực tiếp tỏi
- Chuẩn bị: 2-3 tép tỏi đã đập dập
- Thực hiện: Ngậm tép tỏi đã đập dập trong 15 phút và cứ mỗi 3-4 tiếng nhai 1 tép. Hoặc cho 2-3 tép tỏi đã đập dập vào 250ml nước lọc và khuấy đều uống, uống mỗi ngày đều đặn để có hiệu quả nhanh nhất.
Sử dụng tỏi nướng
- Chuẩn bị: 1-3 tép tỏi tươi để ráo.
- Thực hiện: Cho tỏi vào lò nướng đến khi nào tỏi đã chín và lấy ra dầm nát. Sau đó cho tỏi vào ly và thêm nước lọc để dễ uống. Những trẻ trên 6 tháng tuổi có thể dùng cách này để chữa cảm cúm.
Chế biến trà tỏi
- Chuẩn bị: 3 nhánh tỏi đã bóc vỏ, 120ml mật ong, 120ml nước cốt chanh và 720ml nước.
- Thực hiện: Đun sôi tỏi và nước sau đó tắt bếp để hơi ấm. Rồi bắt đầu cho mật ong và nước cốt chanh vào. Cho vào bình nước hoặc hũ để tủ lạnh bảo quản, mỗi lần uống có thể lấy ra hâm nóng lại uống nếu cần.
Các chế phẩm làm từ tỏi
Theo nghiên cứu thì mỗi một người chỉ nên sử dụng từ 2-3 tép tỏi mỗi ngày. Bởi vì nếu sử dụng quá số lượng đó có thể gây ngộ độc. Ngoài việc sử dụng tỏi tươi thì bạn có thể dùng các chế phẩm làm từ tỏi như:
Dầu tỏi
Dầu tỏi cũng là một chế phẩm hiệu quả được làm bằng cách phi tỏi trong dầu ăn đang đun sôi. Có thể dùng trực tiếp trong bữa ăn hoặc dạng thuốc viên uống. Nhưng có một số nghiên cứu cho thấy dầu tỏi có nguy cơ gây ngộ độc nếu sử dụng liều cao nên nếu sử dụng bạn cần tìm hiểu và bảo quản đúng cách để chúng không bị biến chất.
Bột tỏi
Bột tỏi được chế biến từ tỏi tươi phơi khô và nghiền nhuyễn. Mặc dù khi làm ra thành bột nó sẽ không có chứa Allicin nhưng vẫn được dùng rất phổ biến. Bột tỏi còn được điều chế thành dạng thuốc viên nên khi uống vào dạ dày sẽ không bị ảnh hưởng.
Chiết xuất tỏi già
Chiết xuất tỏi già được chế biến từ tỏi tươi thái nhỏ và bao quản trong vòng 1 năm rưỡi trong môi trường 15-20% ethanol. Gần như bột tỏi thì tỏi gài cũng không có Allicin nhưng nó vẫn được chứng minh là có mang lại hiệu quả sử dụng để điều trị cảm cúm.
Một số lưu ý cần chú ý khi sử dụng tỏi
- Không nên dùng lò vi sóng để nấu chín tỏi vì sẽ làm mất hoạt tính của Allincin.
- Không kết hợp trứng với tỏi vì gây khó tiêu và nó có thể gây ra chất độc.
- Những người có tiền sử bị huyết áp thấp hay bị máu khó đông thì nên cần cân nhắc trước khi sử dụng. Vì khi sử dụng có thể gây ra tình trạng hạ huyết áp và tan máu.
- Khi đang đói không nên dùng tỏi vì tỏi có thể gây viêm loét dạ dày.
- Khi dùng tỏi cho trẻ sơ sinh nên cần cân nhắc và hỏi ý kiến của bác sĩ có chuyên môn để tránh trẻ bị kích ứng.
Những cách chữa cảm cúm bằng tỏi trên đều có thể áp dụng cho người lớn và trẻ nhỏ từ 6 tháng tuổi trở lên (những trẻ bị dị ứng thì vẫn nên hỏi bác sĩ trước khi cho trẻ sử dụng) sẽ phần nào đó giúp đánh bay bệnh cảm cúm. Ngoài ra, cần nâng cao sức khỏe thì vẫn nên có lối sống lành mạnh và bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể.