Rối loạn thần kinh thực vật là căn bệnh phổ biến liên quan đến các rối loạn chức năng tự động của cơ thể như nhịp tim không đều, huyết áp, tiêu hóa, mồ hôi trộm,… Tuy không nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng nhưng nếu không được điều trị, bệnh sẽ ảnh hưởng đến người bệnh trong cuộc sống hàng ngày. Hiện nay vẫn chưa có loại thuốc nào đặc trị dành cho những bệnh nhân đang mắc tình trạng này. Chỉ có một số loại thuốc nhằm hỗ trợ giảm bớt các triệu chứng, chứ không khắc phục triệt để nguyên nhân gây ra bệnh.
Thế nhưng một số bài tập được nhiều người truyền tai nhau là một trong những phương pháp an toàn và đem lại tín hiệu tốt cho những bệnh nhân này. Vậy để hiểu thêm về căn bệnh này và những bài tập chữa rối loạn thần kinh thực vật hiệu quả, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Hệ thần kinh thực vật là gì?
Hệ thần kinh thực vật là hệ thần kinh hoạt động không theo sự kiểm soát của con người. Nó có vai trò điều khiển một số chức năng tự động của cơ thể như tiêu hóa, tuần hoàn, hô hấp, bài tiết, thoát mồ hôi và các hoạt động khác không theo ý muốn của con người. Sở dĩ còn được gọi là hệ thần kinh thực vật vì các hoạt động của hệ này không cần suy nghĩ và điều khiển như: tạo nhịp đập của tim, tiết nước bọt, tiêu hóa thức ăn,…
Hệ thống thần kinh thực vật bao gồm:
- Hệ thần kinh giao cảm: ở vùng lưng – thắt lưng. Hệ thần kinh giao cảm có nhiệm vụ kích thích các phản ứng khẩn cấp khi cần thiết. Từ đó, giúp bạn chuẩn bị kỹ càng hơn khi đối mặt với những tình huống căng thẳng.
- Hệ thần kinh phó giao cảm: nằm trong hộp sọ và các đoạn cuối của tủy sống Hệ thống này có nhiệm vụ bảo tồn năng lượng và sửa chữa các mô để duy trì các chức năng cơ bản của cơ thể.
Hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm không chịu sự điều khiển của não bộ. Hai hệ thống này về cơ bản là đối lập nhau, nhưng chúng liên quan chặt chẽ và hỗ trợ nhau để đảm bảo sự cân bằng cho hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.
Nếu một trong hai hệ thần kinh này bị ức chế hoặc suy giảm sẽ mất thăng bằng, dẫn đến rối loạn hệ thần kinh thực vật. Ví dụ, nếu hệ thần kinh giao cảm làm tăng nhịp tim và huyết áp, thì hệ thần kinh phó giao cảm sẽ điều chỉnh và làm chậm các quá trình này.
Tuy nhiên, hệ thần kinh phó giao cảm có nhiệm vụ kích thích hệ tiêu hóa và tiết niệu trong khi hệ thần kinh giao cảm làm chậm các yếu tố.
Rối loạn thần kinh thực vật có nguy hiểm không?
Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng những người bị rối loạn chức năng thần kinh thực vật lâu dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tâm lý và chất lượng cuộc sống. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến đổi trong các cơ quan trong cơ thể và gây ra các bệnh về thần kinh, tim mạch, tiêu hóa, bài tiết, tiết niệu, hô hấp.
Người bệnh có triệu chứng mệt mỏi, mất ngủ, suy nhược cơ thể, luôn trong trạng thái lo lắng, căng thẳng kéo dài. Đặc biệt là cả trẻ em và người lớn đều có nguy cơ mắc bệnh nên bệnh lý thần kinh thực vật trở thành căn bệnh khiến nhiều người vô cùng lo lắng.
Rối loạn hệ thần kinh thực vật ở trẻ em có thể gây nhức đầu, chóng mặt, khó tập trung, căng thẳng và khó thở. Trẻ cũng có thể bị rối loạn hệ tiêu hóa như đầy bụng, buồn nôn, chán ăn, táo bón, tiêu chảy,…
Vì vậy, các bậc phụ huynh cần lưu ý và đưa trẻ đi khám ngay khi xuất hiện các triệu chứng bất thường. Ngay cả người lớn khi mắc bệnh cũng không nên chủ quan mà nên đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị sớm.
Triệu chứng của rối loạn thần kinh thực vật
Tùy thuộc vào tình trạng rối loạn, mỗi bệnh nhân sẽ biểu hiện với các triệu chứng khác nhau:
- Triệu chứng toàn thân: người bệnh đau đầu, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, luôn cảm thấy lo lắng, ớn lạnh, đau mỏi vai gáy, rối loạn kinh nguyệt,… Những người bị rối loạn hệ thần kinh thực vật cũng thường có phản ứng sinh học chậm với ánh sáng, điều này có thể gây cản trở khi họ lái xe ban đêm.
- Trên hệ thần kinh: người bệnh thường có các triệu chứng rối loạn vận mạch gây đau đầu khi thay đổi thời tiết, rối loạn tuần hoàn não gây suy giảm trí nhớ, kém tập trung, ăn ngủ kém. Bệnh nhân mắc bệnh thần kinh thực vật rơi vào tình trạng rối loạn lo âu và thường buồn bã không có lý do.
- Trên hệ tiêu hóa: bệnh gây rối loạn chức năng co bóp của dạ dày và ruột. Người bệnh có cảm giác chán ăn, đầy bụng, ợ hơi, buồn nôn, tiêu chảy, táo bón. Một số trường hợp thậm chí cảm thấy no ngay sau khi ăn và bị kích thích đại tiện khi căng thẳng.
- Trên hệ tim mạch: người bệnh thường cảm thấy hồi hộp, bồn chồn, nhịp tim nhanh hoặc chậm, huyết áp tăng giảm thất thường. Ngoài ra người bệnh cũng có thể có các triệu chứng đau thắt ngực, suy mạch vành hoặc khó đáp ứng với các hoạt động thể chất.
- Trên hệ hô hấp: người bệnh thường khó thở do tăng co thắt cơ trơn phế quản và triệu chứng nặng hơn khi thời tiết thay đổi hoặc người bệnh bị căng thẳng. Ngoài ra, người bệnh còn có thể cảm thấy khó thở, tức ngực, ngạt mũi do cuống mũi bị giãn nở….
- Trên hệ tiết niệu: có thể gặp các triệu chứng rối loạn tiểu tiện như bí tiểu, tiểu không tự chủ, tiểu căng thẳng, tiểu không hết. Các triệu chứng kéo dài có thể dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Trên hệ bài tiết: biểu hiện là rối loạn bài tiết mồ hôi. Người bệnh tăng hoặc giảm tiết mồ hôi, ảnh hưởng đến sự điều hòa nhiệt độ của cơ thể, gây nóng lạnh thất thường.
- Trên hệ cơ xương khớp: người bệnh cảm thấy chân tay khó chịu, đau nhức xương khớp, nhất là khi thời tiết thay đổi thì các triệu chứng bệnh càng tăng lên và rõ ràng hơn.
- Trên hệ sinh dục: người bị rối loạn chức năng tự chủ có các triệu chứng rối loạn chức năng tình dục gây xuất tinh sớm, khó cương cứng, khó đạt khoái cảm ở nam giới. Ở phụ nữ có thể bị khô âm đạo và rối loạn kinh nguyệt.
- Trên tóc và móng: bệnh có thể gây rụng tóc, tổn thương móng, khô da và giãn các mạch da.
- Ngoài ra, rối loạn thần kinh thực vật còn là nguyên nhân gây ra các bệnh như Raynaud, tím tái tứ chi, xơ cứng bì, v.v.
Các bài tập chữa rối loạn thần kinh thực vật hiệu quả
Dưới đây là một số bài tập giúp hỗ trợ và thuyên giảm triệu chứng một cách đáng kể.
Ngồi thiền
Thiền là một phương pháp thực hành đơn giản dành cho tất cả mọi người, có thể làm giảm căng thẳng, tăng sự bình tĩnh và minh mẫn và thúc đẩy hạnh phúc. Học cách thiền rất đơn giản và lợi ích có thể đến nhanh chóng.
Để có một tư thế thiền hiệu quả bạn cần chuẩn bị:
- Chọn nơi có ánh sáng vừa đủ, tránh nơi ồn ào và những nơi có gió thổi sau lưng.
- Đặt một tấm thảm lên sàn để tạo một vị trí thoải mái tránh tiếp xúc với hơi ẩm của đất.
- Cần sắp xếp thời gian từ 20 – 30 phút, tránh xa các thiết bị điện tử hay các phương tiện gây nhiễu.
- Mặc trang phục thoải mái không quá bó sát.
Tư thế ngồi thiền:
- Bạn ngồi trên thảm, chân xếp bằng thoải mái, hoặc đưa chân xếp hình hoa sen hoặc bán hoa sen.
- Hai vai thả lỏng
- Hai tay đan vào nhau đặt lên chân, các ngón tay thả lỏng.
- Hai khuỷu tay cách xa hông, không khép sát hông.
- Đầu hơi cúi, nhưng vẫn giữ ở vị trí chính giữa.
- Đầu cổ, lưng tạo thành một đường thẳng.
- Mắt có thể nhắm hoặc nhìn về một điểm nhất định.
- Khi chuẩn bị hết các bước trên, bạn bắt đầu tập trung cao độ, buông bỏ mọi phiền muộn, lo âu, và làm cho tâm trí được thoải mái nhất.
Bài tập hít thở
Khi hít thở đúng cách bạn sẽ loại bỏ được CO2 ra ngoài, đồng thời nạp về cơ thể lượng Oxy, cung cấp cho máu và tim mạch.
Khi bạn xây dựng phương pháp tập trung vào hơi thở, bạn có thể bắt đầu với bài tập kéo dài 10 phút. Tăng dần thời lượng cho đến khi các phiên của bạn dài ít nhất 20 phút.
Để làm điều đó bạn cần thực hiện:
- Ngồi hoặc nằm ở một nơi thoải mái.
- Nâng cao nhận thức về hơi thở của bạn mà không cố gắng thay đổi cách thở.
- Xen kẽ giữa hít thở bình thường và thở sâu một vài lần. Chú ý bất kỳ sự khác biệt nào giữa thở bình thường và thở sâu. Chú ý cách bụng của bạn nở ra khi hít vào sâu.
- Lưu ý cảm giác thở nông so với thở sâu.
- Tập thở sâu trong vài phút.
- Đặt một tay bên dưới rốn của bạn, giữ cho bụng của bạn được thư giãn và để ý xem nó tăng lên như thế nào với mỗi lần hít vào và hạ xuống theo mỗi lần thở ra.
- Thở dài sau mỗi lần thở ra.
- Bạn có thể tưởng tượng rằng không khí bạn hít vào mang lại những làn sóng bình yên và tĩnh lặng khắp cơ thể bạn.
- Hãy tưởng tượng rằng không khí bạn thở ra rửa sạch căng thẳng và lo lắng.
Bài tập Yoga
- Tư thế cây
Còn được gọi là tư thế đứng, tư thế này là một cách tuyệt vời để tập trung tâm trí vào một điểm. Cân bằng trọng lượng của cơ thể trên một chân đòi hỏi tâm trí bình tĩnh, hơi thở nhịp nhàng và trọng tâm ổn định. Bản chất vật lý của tư thế này về cơ bản giúp bạn thoát khỏi những suy nghĩ lo lắng vì bạn đưa tâm trí của mình đi nơi khác.
Cách thực hiện:
- Bắt đầu đứng thẳng bằng cả 2 chân. Điều này tạo cơ sở cho năng lượng của cơ thể và tập trung nó xuống để hỗ trợ chuyển động đi lên của tư thế.
- Hai bàn chân rộng bằng hông hay và chuyển trọng lượng của cơ thể sang một bên chân.
- Đặt bàn chân trái lên bắp chân phải, sau đó từ từ đưa lên đùi.
- Khung xương chậu phải được đặt chính giữa và cân bằng
- Khi bàn chân đã nằm, đưa cả hai tay vào tư thế cầu nguyện ở trung tâm của trái tim
- Sau đó nhấc cánh tay và bàn tay của bạn lên trên đỉnh đầu để thử thách sự cân bằng trong tư thế của bạn.
- Giữ trong hai đến bốn nhịp thở, sau đó lặp lại ở phía bên kia.
2. Tư thế chống tường
Đây là tư thế tốt nhất để phục hồi cơ thể và tâm trí. Tư thế này không chỉ ngay lập tức mang lại cảm giác nhẹ nhõm cho lưng dưới mà còn giúp giảm bớt các triệu chứng lo lắng một cách hiệu quả. Nơi tốt nhất để thực hiện tư thế này là ở một nơi yên tĩnh trong nhà của bạn, nơi có ít phiền nhiễu, có lẽ là một nơi ẩn náu thanh thản và thoải mái.
Cách thực hiện:
- Đặt một chiếc gối hoặc chăn dưới cột sống thắt lưng của bạn để tạo sự thoải mái
- Ngồi tựa hông vào tường, sau đó xoay người lên thảm với hai chân hướng lên tường.
- Cả mông và gân kheo sẽ chạm vào tường
- Nhắm mắt lại và đặt cánh tay ở bất cứ đâu mà bạn cảm thấy được nâng niu đối với cơ thể của mình.
- Giữ tư thế này tối đa 10 phút.
3. Tư thế cây cầu
Một tư thế đảo ngược nhẹ có thể vừa tạo năng lượng vừa phục hồi, tùy thuộc vào cách thực hiện. Khi xương cùng được hỗ trợ bởi một khối, nó sẽ có tác dụng trị liệu và hồi sinh nhiều hơn.
Cách thực hiện:
- Bắt đầu bằng cách nằm trên mặt đất với một cột sống dài trên thảm với đầu gối uốn cong.
- Bàn chân đặt phẳng trên sàn, rộng bằng hông và cánh tay đặt cạnh cơ thể với lòng bàn tay úp xuống.
- Nhấn lòng bàn tay và bàn chân xuống sàn và từ từ nâng xương cụt lên khỏi mặt đất, sau đó đến mông, và đến xương sống dưới, giữa và trên.
- Cuối cùng, giữ thăng bằng cơ thể ở phần lưng trên trong khi ấn hai bàn chân xuống đất và tập cơ tứ đầu.
- Kéo hai bả vai về phía nhau có thể tạo điều kiện nâng xương ức lên.
Chơi một số môn thể thao
Bên cạnh những phương pháp trên, việc chơi một số bộ môn thể thao cũng rất tốt cho việc trao đổi chất và nuôi dưỡng các tế bào và hệ thần kinh của cơ thể. Điều này sẽ giúp cho tinh thần được thư thái, và các triệu chứng của rối loạn thần kinh thực vật cũng được thuyên giảm.
Tùy vào điều kiện cũng như tình hình sức khỏe của mỗi người, mà có thể lựa chọn những bộ môn thể thao phù hợp, chẳng hạn như đi bộ, bơi lội, cầu lông, tennis, bóng bàn, đá bóng,..Bạn nên chơi theo nhóm nhiều người để cải thiện tâm lý hướng ngoại cũng như hỗ trợ tình trạng tự ti khi giao tiếp.
Tạm kết
Những thông tin trên hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về triệu chứng và các bài tập chữa rối loạn hệ thần kinh thực vật. Những bài tập trên mang lại hiệu quả cao và an toàn với nhiều đối tượng. Tuy nhiên bạn cần kiên trì trong một thời gian nhất định để nhận được kết quả như mong muốn nhé.