Bệnh cảm cúm hiện nay đang là một bệnh phố biến và thường gặp ở những đối tượng nhỏ tuổi như các trẻ nhỏ có sức đề kháng kém, những người lớn tuổi và phụ nữ đang mang thai. Khi phát bệnh nó sẽ gây ra những tình trạng như mệt mỏi, sốt, khó chịu và làm ảnh hưởng, gián đoạn đến các công việc, sinh hoạt hằng ngày của những người mắc phải. Tuy đây là một bệnh lý khá lành tính nhưng nếu không chữa trị sớm và kịp thời thì bệnh sẽ chuyển nặng, ngoài ra nó sẽ lây lan cho những người xung quanh. Theo dõi bài viết dưới đây giúp bạn có thể nhận biết rõ về cảm cúm và cách nhận biết triệu chứng để có thể chữa trị kịp thời phòng ngừa lây lan.
Cảm cúm là gì?
Cảm cúm là một dạng bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus cúm gây ra. Khi virus cúm xâm nhập qua đường mũi và miệng thì trên cơ thể sẽ bắt đầu tạo các kháng thể để chống lại. Các kháng thể khi gặp loại virus này thì sẽ có thể ngăn ngừa được nhiễm trùng và giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh. Tuy nhiên, các loại virus gây cảm cúm rất đa dạng nên là không phải kháng thể nào cũng có thể chống lại với chúng do sự khác biệt trong đặc điểm cấu trúc.
Bệnh lý hô hấp này thường gặp phổ biến theo mùa vào những mùa thu, mùa xuân và đặc biệt nhất là mùa đông thì tình trạng mắc phải chiếm phần lớn. Hiện có rất nhiều loại virus cúm gây nguy hiểm và có khả năng lây lan rộng như H5N1, H1N1, H7N9,… Chính vì vậy, bạn nên đi tiêm ngừa cảm cúm mỗi năm do là các loại chủng virus gây bệnh có sự hoạt động thay đổi qua từng năm.
Các dấu hiệu và triệu chứng cảm cúm thường gặp
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh cúm thường thì sẽ đến đột ngột nên người bị sẽ khó tránh khỏi. Khi đã mắc phải thì người bệnh sẽ cảm thấy một số ít hoặc tất cả những triệu chứng như sau:
- Đột ngột mệt mỏi
Khi cảm thấy cơ thể mệt mỏi đột ngột thì đây là một trong những dấu hiệu cho biết rằng bạn sắp bị cảm cúm. Những lúc này bạn nên để cơ thể được nghỉ ngơi một vài ngày giúp tăng cường hệ miễn dịch và chống lại virus.
- Đau nhức toàn thân và có cảm giác ớn lạnh
Đau nhức là một triệu chứng thường gặp ở cảm cúm và dễ nhận biết nhất. Nó thường xảy ra đau nhức ở bất kì trên khắp cơ thể, nhất là những vùng đầu, tay, lưng, chân đều bị.
Cảm giác ớn lạnh thường sẽ xuất hiện trước khi bạn chuẩn bị sốt. Khi bị cảm giác này bạn nên đắp mềm trùm hết cơ thể để giúp tăng nhiệt độ cho cơ thể, giảm tình trạng ớn lạnh.
- Ho khan dai dẳng
Đây là tình trạng có liên quan và ảnh hưởng đến sức khỏe nhiều nhất, khi bạn ho thì kèm theo đó thở khò khè với tức ngực. Việc ho ra đờm hay chất nhầy thường sẽ hay xảy ra ở giai đoạn khi bệnh trở nặng.
Nếu bạn có mắc phải những bệnh về đường hô hấp như hen suyễn hay phổi tắc nghẽn mãn tính mà mắc phải cảm cúm nên đi khám để tránh dẫn tới tình trạng viêm phổi và viêm phế quản.
- Đau họng
Việc ho khan kéo dài cũng là nguyên nhân dẫn đến đau họng. Tuy nhiên, có một số virus cúm cũng gây sưng và đau họng mặc dù bạn không ho. Trong thời gian đầu của bệnh, cổ họng bạn sẽ hơi khó chịu và khi nuốt đồ ăn hay uống nước bạn sẽ cảm thấy khó khăn hơn. Thường thì đau họng sẽ nặng hơn nếu virus phát triển mạnh.
- Sốt
Khi bị cảm cúm thì sốt là triệu chứng phổ biến nhất trong những giai đoạn đầu của bệnh, đa số phần lớn ai cũng bị sốt nhưng có số ít có thể không bị. Dấu hiệu này cho biết là cơ thể của bạn đang hoạt động chống lại nhiễm trùng. Nhiệt độ khi sốt sẽ tăng từ 38°C trở lên.
- Vấn đề tiêu hóa
Thường thì cảm cúm cũng sẽ có gây ảnh hưởng lên các cơ quan khác trong cơ thể. Những triệu chứng như buồn nôn, đau dạ dày, tiêu chảy hoặc nôn mửa đó thường liên quan đến đường tiêu hóa.
Trong quá trình cảm cúm thì nguyên nhân mất nước là do tiêu chảy và nôn mửa quá nhiều. Nên vì thế, hãy bổ sung nước lọc, nước uống có chất điện giải để bù nước hay các loại nước ép từ trái cây, trà và các loại nước ngọt không chứa caffeine.
Khoảng thời gian từ 1 đến 4 ngày là thời kỳ ủ bệnh của bệnh cảm cúm. Đối với những người có sức đề kháng tốt thì triệu chứng sẽ nhẹ và giống với cảm lạnh thông thường, còn với những người sức khỏe yếu thì triệu chứng sẽ nhiều và nặng hơn. Các triệu chứng cấp tính thường sẽ giảm sau 2 đến 3 ngày, sốt thì có thể kéo dài hơn 5 ngày. Các triệu chứng ho, mệt mỏi, chảy nước mũi có thể kéo dài trong vài ngày hoặc cũng có thể kéo dài trong nhiều tuần.
Những độ tuổi có nguy cơ mắc cảm cúm cao
Cảm cúm là bệnh lý phổ biến mà hầu hết ai cũng mắc phải. Đối với người trưởng thành thì trung bình trong 1 năm có thể mắc cảm cúm từ 2 – 3 lần, còn trẻ em thì lượng mắc phải nhiều hơn từ 6 – 7 lần trong 1 năm. Các độ tuổi dễ mắc cảm cúm bao gồm:
- Trẻ em dưới 5 tuổi và nhất là trẻ dưới 2 tuổi thì có nguy cơ mắc cao.
- Phụ nữ mang thai trong tháng thứ 2 hay tháng thứ 3 của thai kỳ.
- Người lớn tuổi trên 65 tuổi.
- Những người có hệ miễn dịch kém.
- Người bị béo phì.
- Những người có tiền án bệnh mãn tính như hen suyễn, bệnh thận, hay bệnh tim và đái tháo đường.
- Những bệnh nhân ở dưới 18 tuổi đang sử dụng aspirin cho hội chứng Reye.
Nguyên nhân gây nên bệnh cảm cúm
Virus Influenza chính là nguyên nhân lớn gây cảm cúm, nó sẽ lây nhiễm trực tiếp từ người này sang người khác. Người bệnh khi mắc phải lúc nói chuyện hay ho, hắt hơi thì virus cúm sẽ theo các dịch bay ra ngoài không khí và bám vào đồ vật xung quanh. Bạn có thể vô tình trực tiếp hít phải hoặc chạm vào những đồ vật đã có dính virus rồi đưa tay lên tiếp xúc với mắt, mũi, miệng thì phần lớn nguy cơ bạn mắc cảm cúm là rất cao.
5 ngày là khoảng thời gian lây nhiễm trước khi các triệu chứng cảm cúm xuất hiện. Những người có hệ miễn dịch yếu như trẻ em, người lớn tuổi có thể truyền nhiễm trong thời gian dài hơn so với người lớn.
Các chủng virus mới thường xuyên xuất hiện và liên tục thay đổi. Nên nếu khi bạn bị cảm cúm thì cơ thể bạn đã tạo ra các kháng thể để chống lại các loại virus gây bệnh đó. Có thể các loại chủng cúm mới trong tương lai giống với các loại chủng mà bạn đã gặp thì các kháng thể đó vẫn có khả năng giúp bạn ngăn ngừa nhiễm trùng và làm hạn chế được mức độ nghiêm trọng của bệnh. Tuy nhiên, bên cạnh đó thì cũng có một số chủng mới sẽ không giống như chủng cũ bạn mắc phải thì nó sẽ không thể bảo vệ bạn khỏi các triệu chứng của bệnh. Tốt hơn hết thì bạn vẫn nên tiêm ngừa cảm cúm thường xuyên vào mỗi năm để đẩy lùi nguy cơ mắc cảm cúm cho bản thân.
Các yếu tố có nguy cơ cao gây mắc cảm cúm
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh cúm cao gồm:
- Yếu tố nghề nghiệp: Những người như nhân viên y tế và điều dưỡng thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân, nhân viên chăm sóc trẻ em,… đều là những người có tiếp xúc gần với người nhiễm cúm thì khả năng nhiễm bệnh rất cao.
- Yếu tố tuổi tác: Ở độ tuổi như các trẻ nhỏ hay những người lớn tuổi đều sẽ bị cúm ảnh hưởng theo mùa. Tuy nhiên, tùy vào mỗi loại chủng virus cúm thì sẽ có đa số phần lớn người trẻ tuổi và thanh thiếu niên dễ bị hơn.
- Yếu tố môi trường: Những người sống chung ở những nơi có nhiều cư dân khác như doanh trại quận đội, viện dưỡng lão, nhà tình thương có khả năng nhiễm bệnh cảm cúm cao.
- Mắc nhiều căn bệnh liên quan đến đường hô hấp, bị tiểu đường và các bệnh về tim mạch cũng làm triệu chứng của bệnh cúm tăng cao
- Hệ thống miễn dịch bị suy yếu là do có sự can thiệp của việc sử dụng các phương pháp điều trị ung thư, thuốc chống thải ghép và bị HIV AIDS cũng làm suy giảm hệ miễn dịch. Từ đó, việc mắc cảm cúm của bạn sẽ tăng cao và nguy cơ bị biến chứng do nhiễm cúm cũng dễ xảy ra.
Mặc dù có thể bạn không có bị những yếu tố trên nhưng việc bạn mắc cảm cúm vẫn sẽ xảy ra. Không nên chủ quan cần có sự chuẩn bị và bảo vệ bản thân tốt nhất để giảm nguy cơ nhiễm cúm. Và tốt nhất bạn vẫn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và hỗ trợ tất cả về bệnh cảm cúm.
Các dấu hiệu cảnh báo mức độ nghiêm trọng của cảm cúm
Cảm cúm là bệnh lý có tiến triển, như là khi mắc phải các triệu chứng của bạn sẽ dần trở nên nặng hơn và chuyển biến xấu chứ không phải nó trở nên tốt hơn. Khi gặp trường hợp này không phải ai cũng có sức đề kháng có thể chống trọi được. Nên vì thế, nếu cảm thấy bản thân có những triệu chứng dưới đây thì nên nhờ những người xung quanh đưa bạn đến bệnh viện liền:
- Khó thở, chóng mặt
- Đau đầu, đau ngực
- Da và môi xanh xao
- Ho trở nặng
- Sốt cao không có dấu hiệu giảm
- Mất nước nghiêm trọng
Biến chứng có thể gặp sau khi hết cảm cúm
Bệnh cảm cúm thường sẽ khỏi dứt sau 1 đến 2 tuần tùy vào thể trạng mỗi người. Các triệu chứng có thể gây khó chịu trong lúc bệnh và sẽ hết sau khỏi bệnh. Nhưng ở trẻ nhỏ và người già, người mắc bệnh mãn tính sau khi khỏi bệnh thì thường sẽ có những biến chứng đi kèm làm suy giảm hệ thống miễn dịch như:
- Có vấn đề về tim mạch
- Hen suyễn bùng phát
- Viêm phổi, viêm phế quản
- Nhiễm trùng tai
Viêm phổi đang là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất. Những người lớn tuổi và những người mắc những bệnh mãn tính khi bị viêm phổi có nguy cơ tử vong rất cao.
Cách chuẩn đoán cảm cúm và phương pháp điều trị
Cách chuẩn đoán cảm cúm
Để có thể chuẩn đoán chính xác cảm cúm thì chúng ta nên tới khám và gặp các bác sĩ chuyên khoa để được chuẩn đoán, kiểm tra chính xác. Khi vào khám bạn sẽ được bác sĩ cho tiến hành kiểm tra thể chất trước để tìm ra các dấu hiệu và triệu chứng của cảm cúm và cũng có thể bạn được yêu cầu xét nghiệm để phát hiện virus cúm nhanh hơn.
Có rất nhiều loại xét nghiệm khác nhau để chuẩn đoán, hiện xét nghiệm PCR đang là phổ biến nhất ở các phòng khám và bệnh viện. Bởi xét nghiệm PCR đem lại kết quả nhanh hơn và chính xác nhất so với các loại xét nghiệm thông thường bởi nó có thể dễ dàng xác định được chủng virus cúm. Tùy vào mỗi tình trạng của bệnh nhân thì bác sĩ có thể sử dụng các loại xét nghiệm khác nhau để chuẩn đoán.Khi bạn đã mắc cảm cúm trong thời gian cúm lan rộng thì bác sĩ sẽ chỉ cần chuẩn đoán qua các triệu chứng của bạn mà không cần phải xét nghiệm.
Phương pháp điều trị cảm cúm
Tùy vào thể trạng của người mắc cảm cúm thì có thể điều trị bằng phương pháp tự điều trị tại nhà và mua thuốc điều trị cảm cúm thông thường tại các hiệu thuốc có uy tín đối với những người cảm cúm nhẹ. Còn những người mắc cảm cúm có chuyển biến nặng không khỏi thì cần nên đến bệnh viện để gặp các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và kê thuốc đặc trị chữa trị.
Đối với những người mắc cảm cúm nhẹ thì nếu điều trị tại nhà thì nên cần chuẩn bị những thứ như sau:
- Thuốc giảm ho: Thường thì ban đêm bạn sẽ ho nhiều hơn so với ban ngày. Nên bạn cần chuẩn bị cho bản thân thuốc ho hoặc viên ngậm để có thể làm dịu cơn đau họng và làm ức chế ho.
- Thuốc xịt mũi: Thuốc xịt mũi sẽ giúp bạn có thể đỡ bị nghẹt mũi và nó còn giúp làm loãng chất nhầy trong xoang để bạn có thể dễ xì mũi hơn.
- Thuốc làm long đờm: Thường khi bị ho thì bạn sẽ cảm thấy khó chịu và ho khó khăn cảm thấy vẫn có gì đó vướng víu. Sử dụng thuốc long đờm giúp bạn ho ra đờm khi chất nhầy bị tắc nghẽn trong ngực bạn.
- Thuốc kháng histamine: Nếu bạn hay bị nghẹt mũi và chảy nước mũi trong quá trình nhiễm bệnh thì bạn nên sử dụng loại thuốc này. Tuy nhiên nó có thể khiến cho bạn buồn ngủ.
- Thuốc paracetamol và ibuprofen: 2 loại thuốc này giúp để hạ sốt và điều trị đau nhức.
Hầu hết các loại thuốc điều trị đều có chức năng và hoạt chất điều trị giống nhau. Nên vì thế, bạn chỉ nên sử dụng khi có sự chỉ định của các bác sĩ hay dược sĩ có chuyên ngành, không nên tự ý sử dụng liều gấp đôi vì có thể dẫn đến những biến chứng khó lường.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc thì bạn cần nên thực hiện những điều sau:
- Nghỉ ngơi hạn chế vận động mạnh.
- Ngủ đủ giấc tránh thức quá khuya.
- Luôn giữ ấm cho cơ thể.
- Bổ sung nhiều nước để tránh tình trạng mất nước.
- Ăn các thực phẩm nóng như cháo, soup,… tránh các thực phẩm lạnh và nguội.
- Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, nhất là vitamin D để giúp tăng sức đề kháng.
- Luôn để phòng thật thoáng tránh nằm máy lạnh hay quạt quá nhiều, có thể xông người bằng một số loại thảo dược để cơ thể khỏe mạnh mau hết bệnh.
- Mỗi ngày nên vận động nhẹ nhàng vào buổi sáng để giúp lưu thông máu và để tránh tình trạng nằm nhiều một chỗ dễ chóng mặt, đau đầu.
Những lưu ý cho người bị cảm cúm và người chăm sóc cho bệnh nhân cảm cúm
Người bị cảm cúm:
- Cần hạn chế tiếp xúc với những không bị bệnh sống chung, phải cách ly ít nhất 5 ngày sau khi có xuất hiện các triệu chứng. Cần nên tránh lây nhiễm cho những người có đề kháng kém như trẻ nhỏ và người lớn tuổi, người đang có bệnh liên quan đến hô hấp.
- Nên hạn chế ra ngoài và nếu có thì nên đeo khẩu trang y tế, luôn mang theo nước rửa tay, khăn giấy nếu bạn bị chảy nước mũi để tránh nguy cơ lây bệnh cho người khác.
Người chăm sóc cho bệnh nhân cảm cúm:
- Luôn đeo khẩu trang trong những lúc tiếp xúc với người bệnh. Cần nên rửa tay sạch sẽ và xịt vệ sinh mũi trước và sau khi tiếp xúc với người bệnh.
- Nên giặt riêng đồ của người bệnh để tránh lây nhiễm chéo và tránh ôm đồ quần áo của người bệnh vào người.
- Đồ ăn thừa của người bệnh nên bỏ đi không nên ăn lại.
- Luôn bổ sung cho bản thân những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và ăn nhiều các loại trái cây có bổ sung vitamin C,… Mỗi ngày nên pha 1 ly nước chanh nóng hoặc nước gừng ấm để giảm tối đa được nguy cơ nhiễm bệnh.
- Nếu thấy có dấu hiệu và những triệu chứng gần giống như cảm cúm thì nên đi gặp bác sĩ chuyên môn để khám và điều trị.
Cách phòng ngừa cúm hiệu quả
Để có thể phòng ngừa cúm hiệu quả thì bạn nên đi tiêm ngừa vắc xin cúm đều đặn hàng năm với trẻ trên 6 tháng tuổi và đặc biệt với bệnh nhân có nguy cơ nhiễm cao, người hành nghề chăm sóc sức khỏe.
Với những người có sức đề kháng tốt thì vẫn nên đi tiêm ngừa để bảo vệ an toàn cho bản thân. Không nên chủ quan với việc tiêm ngừa vì không ai có thể tránh được việc bản thân bị bệnh cảm cúm.
Ngoài việc đi tiêm ngừa phòng cảm cúm hằng năm thì bạn cũng nên cần bảo vệ cơ thể, luôn giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, ăn uống đầy đủ dưỡng chất và thường xuyên tập thể dục rèn luyện cơ thể để tăng hệ miễn dịch, luôn bổ sung nạp nước, tránh những nơi ô nhiễm ẩm thấp, đến những nơi dịch bệnh nên đeo khẩu trang và xịt khuẩn để tránh bị lây nhiễm.
Tóm lại, cảm cúm là một bệnh lý có thể tự khỏi và nó cũng không gây nguy hiểm nhiều. Nhưng với những đối tượng có hệ miễn dịch kém thì những triệu chứng có thể nghiêm trọng hơn. Chính vì vậy, bạn cần cẩn thận hơn và không nên chủ quan khi chưa mắc bệnh.