Viêm đường hô hấp trên – Bệnh lý phổ biến dễ mắc phải

Khi thời tiết có dấu hiệu chuyển giao mùa và chuyển lạnh thì lúc này những bệnh lý mà liên quan đến đường hô hấp sẽ bắt đầu xuất hiện. Viêm đường hô hấp trên cũng là một bệnh lý do thời tiết và do các tác nhân như virus, vi khuẩn gây nên. Thường thì tình trạng bệnh sẽ không quá nặng nề nhưng nó sẽ gây ra những triệu chứng khó chịu cho người bệnh và sẽ dễ tái phát. Vì vậy thực chất viêm đường hô hấp trên là gì? Nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị bệnh dứt điểm hiệu quả? Cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết được giải đáp các thắc mắc nhé.

 

Viêm đường hô hấp trên là gì?

Viêm đường hô hấp trên
Viêm đường hô hấp trên

Viêm đường hô hấp trên chính là tình trạng viêm nhiễm trùng cấp tính ở cơ quan của đường hô hấp do các loại vi khuẩn và virus gây nên. Cơ quan hệ hô hấp từ mũi tới phế nang trong phổi và sẽ bao gồm: hầu, họng, xoang, mũi, và thanh quản. Hệ hô hấp có chức năng lấy không khí bên ngoài cơ thể để làm ẩm và sưởi ấm rồi lọc không khí trước khi đưa vào phổi. 

Vì là cơ quan tiếp xúc trực tiếp với không khí nên khi môi trường ô nhiễm thì đường hô hấp trên sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất. Nhờ vậy là mức độ người bị viêm nhiễm các bệnh liên quan đến đường hô hấp luôn chiếm tỉ lệ cao hơn các bệnh hô hấp thông thường.

Viêm đường hô hấp là căn bệnh rất dễ thường gặp vào hằng năm và nó sẽ tái đi tái lại bệnh nhiều lần, nhất là vào những lúc thời tiết giao mùa. Trẻ em, người lớn tuổi và người có sức đề kháng yếu là những đối tượng dễ mắc nhất. Theo thống kê, trung bình 1 năm người trưởng thành bị viêm đường hô hấp khoảng 2-4 lần gấp đôi số trẻ em mắc nhưng trẻ em khi đã mắc bệnh thì mỗi năm phải bị ít nhất 10 lần.

 

Nguyên nhân gây viêm đường hô hấp trên

Một trong những nguyên nhân chính gây nên viêm đường hô hấp trên là do virus. Nó xuất hiện ở chất nhầy niêm mạc của mũi họng và nó sẽ tấn công vào niêm mạc, khi đó nó tăng dần số lượng lên để tàn phá tế bào. Nhờ có hệ thống miễn dịch nên thời gian khỏi bệnh sẽ rơi vào khoảng 2 tuần. Tuy nhiên, sẽ có một số trường hợp là do các bộ phận của đường hô hấp và máu đã bị virus xâm nhập vào nên sẽ xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm khó lường.

Nguyên nhân gây đường hô hấp trên
Nguyên nhân gây đường hô hấp trên

Ngoài những nguyên nhân trên thì còn có một số tác nhân gây bệnh khác như do bị phế cầu, liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A, các loại hóa chất độc hại, khói thuốc lá và dị ứng thời tiết, không khí bị ô nhiễm hay do các con vi khuẩn, virus, vi nấm gây nên. 

Thường thì vi khuẩn sẽ có rất nhiều loại khác nhau vì một số thường sẽ ký sinh ở đường hô hấp trên. Ở điều kiện môi trường bình thường thì chúng sẽ không gây bệnh nhưng chỉ cần gặp điều kiện thuận lợi và nhất là khi sức khỏe cơ thể bắt đầu giảm sút là chúng sẽ bắt đầu hoạt động gây bệnh cho đường hô hấp. Bên cạnh vi khuẩn thì còn có các loại vi nấm như candida albicans cũng là nguyên nhân gây bệnh cho đường hô hấp trên, cụ thể là bệnh tưa lưỡi.

 

Dấu hiệu nhận biết viêm đường hô hấp trên

Dấu hiệu viêm đường hô hấp trên
Dấu hiệu viêm đường hô hấp trên

Các bệnh như viêm họng, viêm mũi, cảm lạnh, viêm xoang, viêm thanh quản đều là các bệnh của viêm đường hô hấp trên. Chính vì vậy, thường các triệu chứng của các bệnh sẽ khá giống nhau. Dưới đây là một số triệu chứng điển hình của bệnh như:

  • Luôn sốt cao trên 39 độ C.
  • Khi sốt sẽ nóng, sốt thành từng cơn.
  • Chảy nước mũi và nghẹt mũi.
  • Sổ mũi, hắt hơi với tần suất cao nhiều lần.
  • Bị đau họng, ho trong thời gian dài thì dây thanh quản bị phù nề
  • Cơ thể mệt mỏi, đau nhức toàn thân và đặc biệt là bị đau đầu.

Đối với những bệnh về đường hô hấp thì sẽ tự khỏi sau khoảng từ 5 – 6 ngày nhưng cũng có vài trường hợp lâu hơn tầm 2 tuần. Những trẻ nhỏ và người già với đối tượng có sức đề kháng yếu nếu không được chữa trị kịp thời thì sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm khó lường.

 

Biến chứng nguy hiểm của đường hô hấp trên 

  • Biến chứng thường gặp như viêm não, viêm cầu thận, viêm phổi, thấp khớp cấp, viêm tai giữa, nhiễm trùng huyết, viêm thanh quản,…
  • Bị rối loạn giấc ngủ, sức khỏe ngày càng giảm sút, chức năng của não bị suy giảm và có nguy cơ tử vong nếu bị ngạt mũi ngay trong giấc ngủ.
  • Sốt cao, đau đầu, tắc mạch xoang, thị lực có khả năng giảm sút,…

Các biến chứng này thường rất nguy hiểm đến tính mạng nên cần cẩn thận đề phòng bệnh tránh để mắc phải.

Viêm đường hô hấp có thực sự nguy hiểm?

Đối với bệnh viêm đường hô hấp trên thì khi mới mắc phải thì nó thực sự không quá nguy hiểm và có thể chữa dứt điểm nếu người bệnh phát hiện sớm để chữa trị kịp thời. Nhưng có một số sẽ chủ quan cho rằng đó chỉ là bệnh lý thông thường không quá nguy hiểm và tự điều trị tại nhà mà không theo chỉ định của bác sĩ, làm cho bệnh trở nặng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe.

Viêm đường hô hấp trên có 3 dạng hình thái chính là viêm xoang, viêm họng, viêm mũi. Mức độ của bệnh sẽ dựa trên các biến chứng của bệnh nặng hay nhẹ.

  • Viêm xoang là do tác nhân môi trường, cơ địa, sức đề kháng yếu, vùng viêm mạc xoang bị viêm nhiễm dẫn đến phần xoang mũi bị nhiễm trùng. 
  • Viêm họng nếu để lâu không được chữa trị dứt điểm thì sẽ gây nên tình trạng áp xe họng, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm phổi, viêm hạch bạch huyết, nhiễm trùng huyết. 
  • Viêm mũi là do hít phải các khói bụi ô nhiễm trong không khí và vi khuẩn dẫn đến các mô hô hấp ở mũi sinh ra niêm dịch. Lúc đầu, ở mũi sẽ tiết ra chất dịch nhầy nhưng sau đó nó trở nên đặc lại và lúc này sẽ gây nên tình trạng khó thở, ngạt mũi có nguy cơ dẫn đến ngừng thở trong lúc ngủ.

Cách điều trị viêm đường hô hấp trên

Điều trị viêm đường hô hấp trên
Điều trị viêm đường hô hấp trên

Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do virus và không khí ô nhiễm dẫn đến viêm đường hô hấp trên nên có thể đơn giản dùng thuốc đặc trị là chữa trị được. Tuy nhiên, có vài trường hợp là do vi trùng gây nên thì cần phải uống kháng sinh.

Một số loại thuốc thông thường hay được dùng:

  • Thuốc kháng H1 để giảm tình trạng sổ mũi và chảy nước mũi.
  • Thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau, thuốc chống viêm để điều trị khi sốt cao và co giật do sốt cao, ho đàm, kháng viêm cho đau họng,…
  • Bổ sung các thực phẩm có chất giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể như vitamin C, nước chanh, nước cam,… để giúp đẩy nhanh virus ra khỏi cơ thể.

Ngoài việc sử dụng những loại thuốc trên thì để có thể chữa trị đúng cách và kịp thời thì vẫn nên đến thăm khám các bác sĩ có chuyên môn để được chuẩn đoán chính xác và được điều trị đúng hướng, kịp thời.

 

Cách phòng bệnh ngừa viêm đường hô hấp trên

Đây là bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp trên nên cần hạn chế ở những nơi môi trường không khí ô nhiễm và nên cần có khoảng cách hoặc không gặp, tiếp xúc với những người đang mắc bệnh. Nên cần lưu ý một số biện pháp dưới đây để phòng ngừa viêm đường hô hấp trên:

  • Luôn đeo khẩu trang khi ra nơi có mầm bệnh và những nơi bị không khí bị ô nhiễm.
  • Chú ý rửa tay sạch sẽ bằng cồn hoặc xà phòng khi đụng vào những đồ vật có khả năng lây nhiễm cao và trước khi ăn.
  • Luôn vệ sinh họng ,súc miệng bằng nước muối và xịt mũi để tránh nguy cơ nhiễm bệnh.
  • Luôn bảo vệ, giữ ấm cho cơ thể mỗi khi thời tiết trở trời.
  • Hạn chế học tập và làm việc ở những môi trường có nhiệt độ cao.
  • Hạn chế nằm điều hòa ở mức độ quá lạnh nhiều vì có khả năng gây bệnh cao.
  • Trẻ em, người lớn tuổi và những người có sức đề kháng yếu thường rất dễ bị mắc bệnh nên nếu có dấu hiệu thì cần đi khám để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Mong là với những chia sẻ trên thì mọi người có thể bỏ túi cho bản thân những cách phát hiện bệnh sớm và để ngăn ngừa bệnh kịp thời. Quan trọng là vẫn nên cần đến khám bác sĩ có chuyên môn để được tư vấn và có hướng điều trị đúng và tốt hơn.