Sáng 28/9/2018, Sở Y tế tổ chức Hội nghị tăng cường công tác quản lý chất thải y tế. TS.BSCKII Phạm Thu Xanh – Giám đốc Sở Y tế chủ trì hội nghị, cùng dự có đại diện Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hải Phòng, Công an thành phố; đại diện lãnh đạo và cán bộ phụ trách quản lý chất thải y tế tại các cơ sở y tế trong và ngoài công lập, các bệnh viện Bộ, ngành trên địa bàn thành phố.
Theo tổng hợp, số lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh trên địa bàn thành phố trung bình khoảng 800 kg/ngày, trong đó Bệnh viện/trung tâm y tế thực hiện công tác khám chữa bệnh phát sinh chiếm 89%.
Trong những năm qua, Sở Y tế cũng đặc biệt đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm với nhiều hình thức thường quy, đột xuất, lồng ghép trong nội dung thẩm định Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã phường; cơ sở y tế xanh – sạch – đẹp. Sở Y tế cũng đã phối hợp với Sở TN&MT;, Sở NN&PTNT;, Sở Khoa học và Công nghệ tiến hành thẩm định cấp phép xả thải, cũng như hướng dẫn đôn đốc một số đơn vị trong ngành hoàn thiện hồ sơ cấp phép xả thải.
Công tác truyền thông, phổ biến pháp luật về quản lý chất thải y tế cũng được đặc biệt coi trọng. Sở Y tế đã chủ trì phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức phổ biến Thông tư Liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTN&MT; quy định về quản lý chất thải; cũng như Thông tư 31/2013/TT-BYT quy định về quan trắc tác động môi trường từ hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện cho lãnh đạo, nhân viên phụ trách quản lý chất thải trong và ngoài ngành, từ đó triển khai thực hiện trên toàn thành phố. Từ đầu năm 2017, Sở Y tế đã tiến hành đánh giá thống kê tình hình thực hiện quản lý chất thải tại các cơ sở cũng như rà soát khó khăn vướng mắc để có những kiến nghị với thành phố; rà soát, áp mã chất thải y tế nguy hại phát sinh ở cơ sở; kiện toàn nhân lực quản lý chất thải y tế tại các đơn vị….
Đến tháng 9 năm 2018, hầu hết các đơn vị đều đã ký hợp đồng với Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hải Phòng để xử lý chất thải nguy hại. Còn 3 đơn vị xử lý chất thải y tế tại chỗ bằng lò đốt rác thuộc Dự án Trái phiếu Chính phủ: BV Cát Bà, BV Đôn Lương, Trung tâm quân dân y Bạch Long Vỹ. Hiện có 19/30 (63%) số các bệnh viện, TTYT có giường bệnh có hệ thống xử lý nước thải quy chuẩn. Hầu hết các Trung tâm Y tế đều thực hiện hình thức thu gom và xử lý theo mô hình cụm cơ sở y tế, chất thải y tế tại các Trạm y tế được thu gom về Trung tâm Y tế lưu trữ, sau đó vận chuyển và xử lý theo hợp đồng ký với Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hải Phòng.
Mặc dù công tác quản lý chất thải y tế đã có những chuyển biến tuy nhiên bên cạnh đó cũng tồn tại, hạn chế. Theo Trung tâm Y tế dự phòng thành phố hiện nay có 26% chưa thực hiện lưu giữ chất thải rắn theo đúng quy định; 16% chưa trang bị đầy đủ xe vận chuyển chất thải rắn đạt yêu cầu; 37% chưa thực hiện quan trắc nước thải y tế, 52,6% chưa thực hiện quan trắc môi trường không khí; 36% các bệnh viện và các cơ sở y tế chưa được đầu tư hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn. Hầu hết các phòng khám, các cơ sở y tế dự phòng, trạm y tế xã và dịch vụ y tế tư nhân chưa có hệ thống xử lý nước thải y tế.
Tại hội nghị, đại diện các đơn vị tập trung thảo luận những khó khăn vướng mắc về: thủ tục hồ sơ an toàn sinh học; quản lý chất thải y tế của các đơn vị y tế ngoài công lập; giá thu rác thải y tế; việc xử lý đối với lọ thủy tinh, các vỏ chai lọ Methadone; vấn đề đảm bảo quy trình về quản lý nước thải, chất thải y tế, nâng cao năng lực quản lý của cán bộ y tế….
Đại diện Công ty TNHH MTV Môi trường và Đô thị Hải Phòng, Phòng Cảnh sát môi trường – Công an thành phố đã có những ý kiến chia sẻ, làm rõ một số vấn đề liên quan đến thanh kiểm tra, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế.
Mặc dù công tác quản lý chất thải y tế đã có những chuyển biến tuy nhiên bên cạnh đó cũng tồn tại, hạn chế. Theo Trung tâm Y tế dự phòng thành phố hiện nay có 26% chưa thực hiện lưu giữ chất thải rắn theo đúng quy định; 16% chưa trang bị đầy đủ xe vận chuyển chất thải rắn đạt yêu cầu; 37% chưa thực hiện quan trắc nước thải y tế, 52,6% chưa thực hiện quan trắc môi trường không khí; 36% các bệnh viện và các cơ sở y tế chưa được đầu tư hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn. Hầu hết các phòng khám, các cơ sở y tế dự phòng, trạm y tế xã và dịch vụ y tế tư nhân chưa có hệ thống xử lý nước thải y tế.
Tại hội nghị, đại diện các đơn vị tập trung thảo luận những khó khăn vướng mắc về: thủ tục hồ sơ an toàn sinh học; quản lý chất thải y tế của các đơn vị y tế ngoài công lập; giá thu rác thải y tế; việc xử lý đối với lọ thủy tinh, các vỏ chai lọ Methadone; vấn đề đảm bảo quy trình về quản lý nước thải, chất thải y tế, nâng cao năng lực quản lý của cán bộ y tế….
Đại diện Công ty TNHH MTV Môi trường và Đô thị Hải Phòng, Phòng Cảnh sát môi trường – Công an thành phố đã có những ý kiến chia sẻ, làm rõ một số vấn đề liên quan đến thanh kiểm tra, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế.
Kết luận tại hội nghị, TS.BSCKII Phạm Thu Xanh nhấn mạnh ý nghĩa cũng như tầm quan trọng của công tác quản lý chất thải y tế và trách nhiệm của ngành y tế đối với sức khỏe của người dân và bảo vệ môi trường của thành phố. Để công tác quản lý chất thải y tế có hiệu quả trong thời gian tới, đồng chí giám đốc Sở Y tế đề nghị các đơn vị khẩn trương khắc phục những ngay những tồn tại đã nêu trong báo cáo, đặc biệt là những ý kiến đóng góp của các sở, ngành liên quan đến quản lý chất thải y tế. Các đơn vị cần khẩn trương xây dựng kế hoạch về QLCT, đặc biệt quan tâm đến nguồn kinh phí và nhân lực thực hiện. Các đơn vị mua, cung cấp đầy đủ các phương tiện chuyên dụng theo quy định tại Thông tư 58/2015/TTLT-BYT-BTN&MT; để thu gom, phân loại và xử lý chất thải y tế. Mỗi đơn vị phải có 1 bộ hồ sơ về QLCT y tế theo đúng hướng dẫn của Thông tư 58/2015/TTLT-BYT-BTN&MT.; Những đơn vị đã có hệ thống xử lý nước thải cần vận hành theo đúng quy định, phải đảm bảo vận hành thường xuyên và có nhật ký vận hành. Giao phòng kế hoạch của Sở Y tế phối hợp với các sở ngành liên quan hướng dẫn các đơn vị hoàn thiện hồ sơ thủ tục để xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn. Phòng Quản lý hành nghề tiếp tục thẩm định các điều kiện để cấp phép trong đó có điểu kiện về ký hợp đồng xử lý chất thải. Các đơn vị cần xem xét lại HĐ và làm việc trực tiếp với Công ty về các hạng mục để bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp. Tập trung cho công tác truyền thông tới cán bộ y tế, người bệnh và người nhà người bệnh để nâng cao nhận thức về chất thải y tế. Mỗi đơn vị cần tự thanh kiểm tra và có chế độ khen thưởng biểu dương với những cá nhân, tập thể làm tốt công tác QLCT và xử lý những trường hợp vi phạm. Sở Y tế sẽ tăng cường công tác thanh kiểm tra, đưa việc QLCT y tế vào tiêu chí kiểm tra đối với các cơ sở y tế ngoài công lập