Có thể bạn chưa biết kẽm là vi chất cần thiết để duy trì sức khỏe của trẻ nhỏ. Thiếu kẽm có thể gây ra nhiều vấn đề như biếng ăn, suy dinh dưỡng, chậm phát triển thể chất và trí não,… và nhiều vấn đề khác. Vậy bổ sung kẽm bao nhiêu là đủ? Cách phòng tránh tình trạng thiếu kẽm ở trẻ nhỏ như thế nào? Để có câu trả lời, hãy tham khảo bài viết sau nhé.
>>> Xem nhiều thêm thông tin trẻ em tại Fitobimbi
Biểu hiện của trẻ thiếu kẽm
Kẽm đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển tinh thần và thể chất của trẻ nhỏ. Vì vậy, mẹ khi thấy bé có những biểu hiện dưới đây thì nên bổ sung kẽm cho bé.
- Các triệu chứng ở trẻ thiếu kẽm nhẹ là: trẻ khó ăn, lười ăn, tiêu hóa không tốt, yếu cơ, teo cơ, rối loạn giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, thiếu máu dinh dưỡng, buồn bã, cáu kỉnh, kém linh hoạt, dễ cáu gắt, tổn thương da và mắt, chậm lớn. ..
- Trẻ thiếu kẽm nặng: Khi trẻ thiếu kẽm nặng sẽ xuất hiện những biểu hiện nghiêm trọng hơn như quấy khóc đêm dai dẳng, nôn trớ kéo dài không rõ nguyên nhân, kẽm huyết thanh xuống dưới 70 mcg / dl ở trẻ, chậm lớn, viêm da, chậm trưởng thành gới tính, rụng tóc, móng yếu, da vàng,…
- Không những vậy, trẻ còn bị suy giảm miễn dịch; rối loạn hành vi và cảm xúc; quáng gà; các vết thương khó lành, ngày càng loét sâu, giảm cảm giác thèm ăn; tổn thương thị giác, sợ ánh sáng, mất khả năng thích ứng với bóng tối.
Hàm lượng kẽm mà trẻ nhỏ cần hằng ngày?
Kẽm là vi chất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Hàm lượng bổ sung kẽm hằng ngày cho trẻ nhỏ phụ thuộc vào độ tuổi và cân nặng của trẻ. Cụ thể:
- Trẻ dưới 1 năm tuổi, hàm lượng kẽm bổ sung chủ yếu thông qua sữa mẹ. Do đó, phụ nữ mang thai trong giai đoạn này cần bổ sung 15mg/ngày.
- Trẻ dưới 1 tuổi cần bổ sung khoảng 5mg/ngày,
- Trẻ 1-10 tuổi cần bổ sung khoảng 10mg/ngày,
- Với những trẻ đang trong độ tuổi thiếu niên từ 10 – 16 tuổi nên bổ sung khoảng 15mg/ngày đối với nam và 12mg/ngày đối với nữ,
Có thể nói, kẽm là vi chất dinh dưỡng rất quan trọng nên bà bầu phải bổ sung kẽm ngay từ khi mang thai để giúp con phát triển tốt về thể chất và trí não đồng thời phòng chống bệnh tật.
Cách phòng ngừa thiếu kẽm cho trẻ em
Để phòng ngừa tốt hơn tình trạng thiếu kẽm ở trẻ và không gây ra tình trạng thừa kẽm trong cơ thể mẹ cần thực hiện chẩn đoán thiếu kẽm ở trẻ bằng cách thăm khám bác sĩ. Dựa vào phòng khám kết hợp với các xét nghiệm kẽm trong máu, nước tiểu, tóc và enzyme phosphatase kiềm. Kẽm trong máu ở mức bình thường là 100 microgam / 100mL và được coi là thiếu nếu bằng hoặc dưới 70 microgam / 100 mL. Ba mẹ cần chủ động bổ sung hàm lượng kẽm hằng ngày phù hợp với độ tuổi của trẻ bằng các thực phẩm hằng ngày hoặc sản phẩm hỗ trợ.
Việc xây dựng thực đơn đầy đủ dinh dưỡng cho bé bao gồm các loại thức ăn động vật như thịt, cá, trứng, sữa, sò, nhộng tằm, thịt bò, thịt cóc và tăng cường ăn các loại thực phẩm chứa nhiều kẽm như rau chân vịt, dầu gan cá, gan heo … Ngoài ra, để bé có thể hấp thụ kẽm tốt nhất, mẹ còn nên bổ sung vitamin C cho trẻ từ chính các loại trái cây tươi giàu lượng vitamin C sẵn có như cam, chanh, quýt, bưởi…
Nếu trẻ biếng ăn, lười ăn, việc ăn uống hằng ngày không đảm bảo bổ sung đủ kẽm cho hoạt động của trẻ thì ba mẹ nên lựa chọn các sản phẩm hỗ trợ. Thời điểm tốt nhất để dùng cho trẻ là trước bữa ăn 1 giờ hoặc sau bữa ăn 2 giờ. Thời gian bổ sung kẽm tùy thuộc vào diễn tiến, tình trạng bệnh và dinh dưỡng của cơ thể trẻ, thực tế trung bình là 3-4 tháng. Việc bổ sung kẽm cho cơ thể là vô cùng quan trọng, tuy nhiên cần căn cứ vào độ tuổi để bổ sung lượng kẽm đầy đủ.
Trong thời kỳ cho con bú, mẹ không cho trẻ cai sữa trước 12 tháng. Sau 6 tháng, trẻ lớn nhanh và nhu cầu tăng lên khi thiếu sữa mẹ nên cho trẻ bú sữa bò hoặc ăn dặm để bổ sung đủ dinh dưỡng. Trẻ sơ sinh có cân nặng dưới 2,5kg cần được bổ sung kẽm ngay từ tháng thứ 2 sau khi sinh.
Trên đây là những thông tin về cách phòng tránh thiếu kẽm cho trẻ và các kiến thức liên quan. Mong rằng qua bài viết này, các mẹ đã hiểu được tầm quan trọng của vi chất dinh dưỡng này ngay từ khi phát hiện ra kẽm và bổ sung kịp thời cho trẻ giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần.