Đau thần kinh tọa là gì?

Dây thần kinh tọa là dây thần kinh nối từ phần dưới thắt lưng đến chân (Bắt đầu đitừ L3-L4-L5-S1). Đây là loại dây thần kinh dài nhất của cơ thể, đảm nhận vai trò nuôi dưỡng, chi phối vận động các vùng mà nó đi quá. 

Bệnh đau thần kinh tọa hay còn có tên tiếng anh là Sciatica, được biểu hiện bởi cảm giác đau dọc từ lưng xuống hai chi. Cơn đau có thể đến từ từ hoặc này ập tới bất ngờ sau khi ngườibệnh mang vác vật nặng. Thông thường, triệu chứng đau chỉ xảy ra ở một bên thân, tuy nhiên ở một số trường hợp đặc biệt, triệu chứng này đôi lúc còn có thể gây đau ở cả hai bên.

Hình ảnh đau thần kinh tọa ở bệnh nhân

Đau thần kinh tọa có nguy hiểm không, có chữa được không ?

Theo thống kê, bệnh xảy ra phổ biến nhất ở độ tuổi từ 30-60, tỷ lệ nam giới mắc cao gấp 3 lần so với nữ giới.

Cơn đau do bệnh lý thần kinh tọa hình thành có thể giảm dần và biến mất trong vòng từ 4-6 tuần. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, đau thần kinh tọa có thể kéo dài và gây biến chứng nặng nề hơn. Trong trường hợp cơn đau liên quan đến khả năng kiểm soát đường ruột và bàng quang kém, người bệnh thậm chí phải dùng biện pháp phẫu thuật mới có thể thuyên giảm.

Biến chứng của đau thần kinh tọa nặng hay nhẹ tùy vào khoảng thời gian bị bệnh. Nhẹ có thể gây đau dọc đường đi của dây thần kinh, hạn chế vận động hay gây rối loạn cảm giác. Nặng hơn, người bệnh có thể bị cong vẹo, biến dạng cột sống, teo cơ, thậm chí là bại liệt vĩnh viễn. 

Biến chứng của đau thần kinh tọa

Tuy đau thần kinh tọa là một căn bệnh có diễn biến khó lường. Tuy nhiên, nếu người bệnh kiên trì điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ thì vẫn có thể khỏi được.Các chuyên gia cũng cho biết rằng, việc phát hiện bệnh sớm và điều trị bệnh có ý nghĩa vô cùng quan trọng, bởi bệnh càng để lâu sẽ càng nặng, gây ra khó khăn trong việc lựa chọn biện pháp điều trị.

Chẩn đoán và phân loại đau dây thần kinh tọa

Chẩn đoán đau thần kinh tọa

– Chọc dò dịch não tủy: Khi dễ thần kinh bị tổn thương gây nên đau dây thần kinh tọa,thắt lưng, cùng với đó hàm lượng protein trong não tủy thường có dấu hiệu tăng nhẹ. Bởi vậy để chẩn đoán bệnh chính xác, bác sĩ sẽ dựa vào sự biến đổi protein và tế bào.

–  Chụp x quang: Phương pháp chụp x quang dùng để chẩn đoán bệnh đau thần kinh tọa có tác dụng loại trừ nguyên nhân gây bệnh. Trường hợp phim thẳng, đĩa đệm sẽ hẹp hơn về phía bên lành. Ngược lại, đĩa đệm hở về phía sau nếu phim nghiêng.

–  Chụp cắt lớp STcan: Phương pháp chẩn đoán đau thần kinh tọa này có ý nghĩa giúp xác định rõ loại tổn thương cũng như định vị được điểm thoát vị gây ra đau.

–  Điện cơ đồ: Có tác dụng phát hiện và đánh giá tổn thương do đau thần kinh tọa gây ra cho rễ thần kinh.

Phân loại đau dây thầnkinh tọa

Theo các chuyên gia y tế đầu nghành, hiện thường dây thần kinh tọa bị đau được chia ra làm 3 loại chính như sau:

–  Đau thần kinh tọa thông thường: Trường hợp này thường gây tổn thương ở dây thần kinh chi dưới. Tùy vào vị trí của rễ thần kinh tổn thương mà cơn đau có thể xuất hiện ở mặt ngoài, mặt trong, hoặc mặt trước của đùi.

–  Đau khớp: Đây là trường hợp cơn đau tập trung ở khớp, cụ thể là khớp háng và khớp cùng chậu.

–  Viêm cơ đáy chậu: Viêm cơ đáy chậu là một dạng của đau thần kinh tọa. Cơn đau sẽ xuất phát từ lưng lan xuống đùi, khi duỗi chân sẽ có cảm giác đau. Bởi vậy,người bệnh thường có xu hướng co chân lại để tránh tổn thương.

Triệu chứng đau thần kinh tọa

Tùy vào nguyên nhân cũng như vị trí dây thần kinh bị tổn thương mà bệnh nhân sẽ cónhững triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, khi sự chèn ép của dây thần kinh tọa đủ lớn, hầu hết bệnh nhân sẽ có những dấu hiệu sau:

Đau:Cơn đau thần kinh tọa chỉ xuất hiện ở một bên, có thể gây đau lưng dưới xuất phát từ thắt lưng xuống mông, đùi và lan xuống hai chi dưới gây đau ở cẳng chân, gót và lòng bàn chân. Triệu chứng đau có thể không được dự báo trước, khi thì âm ỉ, khi thì dữ dội. Tần suất và mức độ đau tăng dần từ nhẹ đến không chịu được.

Triệu chứng cận lâm sàng: Cơn đau có thể xuất hiện khi người bệnh nâng chân lúc nằm ngửa, dạng chân,…

Vận động bị hạn chế: Khi bị đau thần kinh tọa, các cử động như gập, cúi người đều trở lên vùng cùng khó khăn. Thông thường người bệnh phải gắng sức mới làm việc,đi lại được. Trường hợp bị tổn thương ở vị trí L5, S1 thì có thể người bệnh sẽ không chạm gót được khi đi. 

Cứng lưng: Dấu hiệu cứng lưng thường xuất hiện sau mỗi buổi sáng thức dậy. Bệnh nhân bị đau thần kinh tọa sẽ có cảm giác cơ cứng phía vùng lưng dưới, phải mất vài phút thì mới có thể ổn định được. Đặc biệt khi thời tiết chuyển mùa, hiện tượng này càng dễ xuất hiện hơn.

Tê bì: Tê bì chân là triệu chứng điển hình của bệnh đau dây thần kinh tọa. Đi kèm với dấu hiệu này là cảm giác đau buốt dọc theo dây thần kinh hông. Đôi lúc người bệnh sẽ có cảm giác như bị kiến cắn, kim châm ở vùng mông. 

Đau khi đại tiện: Trường hợp rễ thần kinh đuôi ngựa bị chèn ép sẽ gây đau hạ bộ, khiến người bệnh đau thần kinh tọa cảm thấy đau buốt, khó chịu khi đại tiện.

Cột sống biến dạng: Đây là tình trạng đường cong sinh lý bị biến dạng, cột sống vẹo về bên chân đau, phần mông cũng bị xệ xuống một bên.

Rốiloạn thần kinh thực vật: Người bệnh khi mắc đau thần kinh tọa, ở bên phần chânđau thường bị mất các loại phản xạ như dựng lông, vận mạch, bài tiết mồ hôi,…

Teo cơ: Tùy thuộc vào vị trí tổn thương của rễ thần kinh mà biến chứng của các cơn đau có thể gây teo cơ bắp chân hoặc teo cơ mác. Ở mức nguy hiểm này, nếu bệnh nhân không kịp thời can thiệp thì nguy cơ bại liệt là không thể tránh khỏi.

Nguyên nhân bệnh đau thần kinh tọa

Thoát vị đĩa đệm: Thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng đau dây thần kinh tọa. Khi khối nhân nhầy trong bao xơ đĩa đệm bị thoát ra ngoài sẽ xâm nhập vào vết nứt của vòng sợi và chèn ép lên các rễ thần kinh S1, L5 gây ra các cơn đau ở dây thần kinh hông to.

Thoái hóa cột sống, gai cột sống: Thoái hóa cột sống và bệnh gai cột sống có thể xảy ra ở vùng cổ, ngực và lưng. Tuy nhiên, chỉ có thoái hóa cột sốngthắt lưng mới có thể gây ra đau thần kinh tọa. Khi tái cấu trúc cột sống theo chiều hướng xấu cùng hiện tượng mọc gai xương sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến dây thần kinh hông to.

Trượt đốt sống: Khi đốt sống bị trượt ra khỏi vị trí sẽ gây hàng loạt các tổn thương ở rễ thần kinh, gây hẹp ống sống, thậm chí có thể biến chứng thành hội chứng chùm đuôi ngựa.

Nguyên nhân gây ra đau thần kinh tọa chấn thương: Những chấn thương do tai nạn giao thông, tai nạn nghề nghiệp, ngã,… tại vùng lưng nếu không được xử lý đúng có thể để lại những di chứng sau này, gây tác động tiêu cực lên dây thần kinh tọa.

Nguyên nhân bệnh đau thần kinh tọa do viêm cột sống dính khớp: Thông thường, đốt sống được phân tách với nhau bởi đĩa đệm. Tuy nhiên, khi lớp đĩa đệm này bị xẹp xuống hoặc biến dạng, các đốt sống sẽ bị dính nối liền lại với nhau, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới dây chằng, trong đó có dây thần kinh tọa.

Viêm cột sống: Sự tổn thương tại cột sống có thể gây ra gai cột sống trong, thoái hóa, thoát vị,… đó có viêm cột sống có thể gây ảnh hưởng đến rễ thần kinh, từ đó bệnh đau dây thần kinh tọa có cơ hội vùng phát.

Các nguyên nhân khác: Khối u, nhiễm trùng cột sống, viêm màng vùng thắt lưng, phì đại diện khớp,…

Nguồn: ancotnam.vn