Cảm cúm là căn bệnh vô cùng phổ biến và dễ chữa trị. Phụ nữ sau sinh thường có sức đề kháng yếu nên dễ mắc phải các bệnh cảm cúm. Tuy nhiên, bị cảm khi cho con bú thường khiến nhiều mẹ băn khoăn lo lắng rằng không biết có ảnh hưởng đến sức khỏe của bé hay không và nên làm thế nào chữa cảm cúm mà an toàn cho bé. Bài viết sau sẽ chia sẻ 6 mẹo chữa cảm cúm khi cho con bú tại nhà hiệu quả mà các mẹ có thể tham khảo.
6 mẹo chữa cảm cúm khi cho con bú
Mẹ đang cho con bú vừa trải qua giai đoạn mang thai và sinh con đầy thử thách, khiến sức khỏe kém đi, cơ thể yếu ớt. Do đó mà phụ nữ cho con bú dễ gặp phải tình trạng mệt mỏi, thiếu sức sống, cơ thể dễ mắc bệnh cảm cúm.
Để điều trị bệnh một cách hiệu quả và không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, mẹ có thể áp dụng các một trong 6 mẹo chữa cảm cúm khi cho con bú được liệt kê dưới đây.
Uống nước mật ong pha chanh
Mật ong pha chanh không chỉ được biết đến như một loại thức uống giàu dinh dưỡng, bổ sung vitamin C và nhiều khoáng chất có lợi cho sức khỏe mà còn giúp hỗ trợ điều trị các bệnh về cảm cúm, viêm họng.
Mật ong được ví như một loại thuốc kháng sinh tự nhiên vì khả năng kháng được nhiều loại vi khuẩn, nấm và rất lành tính. Ngoài ra, các hoạt chất Albumin và Pantothenic trong thành phần mật ong có tác dụng kích thích tái tạo tế bào mới nên làm lành nhanh các tổn thương niêm mạc họng. Nhờ vậy, mật ong có tác dụng tốt đối với chứng viêm họng và cảm cúm. Đối với các mẹ bỉm, sử dụng mật ong có thể hạn chế được việc bổ sung thuốc kháng sinh vào cơ thể, tránh ảnh hưởng đến quá trình cung cấp sữa cho bé.
Theo lời khuyên từ các bác sĩ, trong giai đoạn người mẹ bị cảm cúm, nên uống mỗi ngày 3 ly nước mật ong pha chanh, được pha theo tỷ lệ 3 thìa mật ong kết hợp với 1 – 2 thìa nước cốt chanh. Uống liên tục trong vòng 5 – 7 ngày sẽ cải thiện sức khỏe một cách đáng kể.
Ăn cháo giải cảm
Cháo giải cảm là một trong những mẹo chữa cảm cúm khi cho con bú hữu hiệu đối với phụ nữ sau sinh. Sử dụng hành lá, tía tô để nấu cháo giải cảm là bài thuốc dân gian phổ biến và có tác dụng vô cùng hiệu quả khi điều trị cảm cúm.
Cách chế biến cũng vô cùng đơn giản. Cháo hành lá, tía tô, thêm một ít gừng xắt sợi nhuyễn, nấu cùng thịt băm hoặc trứng gà đánh tan để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho mẹ. Nếu không ăn được tía tô thì bạn có thể cho thật nhiều hành lá và gừng vào thay thế. Nên ăn cháo khi còn ấm nóng để đem lại hiệu quả tốt nhất và cảm thấy ngon miệng nhất. Cháo giải cảm nên ăn 1 bữa/ngày, thực hiện đều đặn liên tục 3 ngày để chữa cảm cúm một cách nhanh nhất.
Bên cạnh việc ăn cháo giúp giảm triệu chứng cảm cúm, mẹ vẫn nên ăn uống đầy đủ đạm và chất béo, bổ sung nhiều trái cây tươi và rau xanh để tăng cường sức đề kháng và cung cấp sữa cho bé hiệu quả nhất.
Dùng thảo dược trị cảm cúm
Ngoài tía tô, húng chanh cũng là loại thảo dược có tác dụng rất tốt trong việc điều trị cảm cúm. Theo y học cổ truyền, húng chanh có vị cay, tính ấm mùi thơm, có tác dụng phát tán phong hàn, tiêu đờm, sát khuẩn, có tác dụng giải cảm, chữa ho, chữa cảm cúm, sốt không ra mồ hôi được. Do đó, các mẹ có thể sử dụng húng chanh như một mẹo chữa cảm cúm khi cho con bú an toàn và hiệu quả.
Lá húng chanh thường dùng để đun nước uống giải cảm. Bạn có thể giã hoặc đập lá húng, sau đó trộn với 10ml nước sôi, để cho lá húng ngấm cạn rồi gạn lấy nước uống, ngày uống 2 lần. Hoặc bạn có thể dùng từ 10 – 15 lá hùng chanh, 4 quả quất xanh và một ít đường phèn, xay nhuyễn hỗn hợp và đem hấp cách thủy khoảng 20 phút. Uống liên tục ngày 2 lần cho đến khi triệu chứng cảm cúm chấm dứt.
Việc uống nước húng chanh vừa giúp mẹ điều trị cảm cúm an toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, vừa giúp cơ thể có thêm sức đề kháng và bổ sung được nhiều khoáng chất có lợi.
Uống nhiều nước ấm
Uống nhiều nước ấm là phương pháp chữa bệnh rất hữu hiệu cho những người mắc bệnh cảm cúm, đặc biệt là các mẹ đang cho con bú. Khi mắc bệnh này, khả năng miễn dịch của cơ thể giảm, mồ hôi tiết ra nhiều, nhịp thở nhanh, khiến cơ thể rất cần bổ sung thêm nước để hỗ trợ quá trình trao đổi chất. Uống nhiều nước ấm không chỉ thúc đẩy quá trình tiết mồ hôi và tiểu tiện, còn có lợi để điều tiết nhiệt độ cơ thể, giúp các vi khuẩn, virus trong cơ thể được thải ra ngoài dễ dàng hơn.
Đây là phương pháp được các bác sĩ khuyên dùng rất nhiều khi bị cảm cúm. Uống nước ấm hỗ trợ quá trình đào thải độc tố của cơ thể, giảm triệu chứng cảm cúm và ngăn ngừa các bệnh lý khác một cách hiệu quả.
Tắm bằng nước ấm
Tắm nước ấm khi bị cảm cúm, cảm lạnh là một trong những cách giúp cải thiện tình trạng bệnh. Nước ấm giúp cơ thể có điều kiện tiết mồ hôi nhiều hơn dẫn đến tăng khả năng thải độc qua da giúp cơ thể sạch, mau khỏi bệnh. Hơn nữa, hơi nước sẽ giúp cho người bệnh cảm thấy được thư giãn, giảm mệt mỏi và các triệu chứng của bệnh cảm cúm.
Các mẹ lưu ý nên tắm hoặc lau người bằng nước ấm 1 lần/ngày, không nên tắm vào ban đêm. Sau khi tắm trong phòng kín gió, mẹ cần lau khô người trước khi mặc quần áo tránh trường hợp cảm lạnh, triệu chứng bệnh nặng hơn.
Massage bằng dầu tràm hoặc khuynh diệp
Các mẹ bỉm nên chuẩn bị sẵn trong nhà lọ dầu tràm hoặc khuynh diệp. Khi có những dấu hiệu của cảm cúm như: ho, hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi,…hãy thoa vào gan bàn chân, bàn tay, massage các huyệt dũng tuyền, nghinh hương. Việc massage sẽ giúp tăng cường lưu thông khí huyệt, dẫn luồng khí nghịch gây cảm lạnh ra ngoài. Bên cạnh đó, mẹ có thể cho tràm hoặc khuynh diệp vào một cốc nước nóng, hơi nước có chứa tinh dầu sẽ giúp sát khuẩn và làm thông mũi, cho mẹ có cảm giác dễ chịu hơn.
Ngoài ra, mẹ có thể sử dụng máy điện sinh học DDS để massage huyệt đạo và lưu thông khí huyết tốt hơn. Máy điện sinh học DDS hoạt động dựa trên nguyên lý máy vật lý trị liệu chuyên dụng, có khả năng phát ra dòng điện tương tự dòng điện sinh học, được truyền qua người bác sĩ hoặc kỹ thuật viên trị liệu vào cơ thể người bệnh. Máy truyền dòng điện theo hướng đi của kinh lạc, giúp đả thông khí huyết, tăng cường tuần hoàn máu, giúp các mẹ giảm bớt triệu chứng cảm cúm và cơ thể thoải mái hơn.
Lưu ý mẹ bị cảm cúm khi cho con bú
Việc áp dụng các mẹo như trên có thể giúp cơ thể người mẹ phục hồi bệnh một cách hiệu quả mà không cần sử dụng thuốc và không ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé. Tuy nhiên, mẹ vẫn cần lưu ý một số vấn đề sau để tránh lây bệnh cho con:
Rửa tay trước khi chơi với con
Trước khi chơi đùa với con, bạn nên sử dụng xà phòng để khử trùng, rửa tay sạch nhằm loại bỏ các mầm bệnh có thể lây sang con trước khi đụng vào bé.
Đeo khẩu trang khi cho con bú
Việc đeo khẩu trang sẽ giúp ngăn ngừa sự lây truyền các mầm bệnh, virus cảm cúm thông qua không khí nếu như bạn vô tình hắt hơi hoặc ho trong thời gian cho bé bú.
Hạn chế gần gũi với con
Mẹ cần tránh hôn con khi đang bị cảm cúm. Bên cạnh đó, mẹ cũng không nên âu yếm và gần gũi con nhỏ, cần đeo khẩu trang khi tiếp xúc để bảo đảm sức khỏe của cả mẹ và bé.
Không nên tự ý uống thuốc
Trong thời gian cho con bú, những loại thuốc mẹ đưa vào cơ thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bé. Do vậy, mẹ nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, hạn chế tối đa thuốc kháng sinh, ưu tiên thuốc có tác dụng ngay tại chỗ. Trong trường hợp phải sử dụng thuốc, mẹ nên cho con bú trước khi uống.
Không xông hơi bằng nước lá
Đây là liệu pháp dân gian được sử dụng khá phổ biến. Tuy nhiên, theo các chuyên gia tuyệt đối không nên xông nước lá, vì điều này có thể khiến nhiễm lạnh vào tạng phủ. Nếu ra mồ hôi đầm đìa hay mồ hôi trộm càng không nên xông vì cơ thể đã mất nước, lỗ chân lông giãn rộng ra, xông hơi càng làm cho cơ thể mất nước nhiều hơn.
Trên đây là tổng hợp 6 mẹo chữa cảm cúm khi cho con bú hiệu quả áp dụng với phụ nữ sau sinh. Ngoài việc áp dụng các bài thuốc mẹo dân gian và các lời khuyên từ bác sĩ, mẹ sau sinh nên bổ sung nhiều thực phẩm và trái cây tốt cho sức khỏe, tránh sử dụng các chất kích thích để chữa bệnh một cách tốt nhất. Hy vọng qua bài viết trên, bạn đọc có thêm nhiều thông tin bổ ích trong việc chăm sóc, điều trị bệnh cảm cúm cho chính mình cũng như những người thân trong gia đình.